Phòng Khảo thí & ĐBCL: 02422417333

Phòng Đào tạo: 02422475888

Nhóm nghiên cứu tiềm năng Khoa Y Dược

  1. Danh sách thành viên:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Chức trách trong nhóm   

1

Nguyễn Thanh Hải

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Trưởng nhóm

2

Dương Thị Ly Hương

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

3

Bùi Thanh Tùng

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

4

Vũ Đức Lợi

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

5

Nguyễn Hữu Tùng

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

6

Vũ Thị Thơm

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

7

Lê Thi Thu Hường

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

8

Nguyễn Thị Thanh Bình

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên chính

 

  1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

      +  Nghiên cứu phát triển thuốc có các nguồn gốc khác nhau (hóa dược, công nghệ sinh học, dược liệu, các bài thuốc dân gian).

      + Nghiên cứu bào chế các dạng thuốc có sinh khả dụng cao, có tác dụng sinh học biến đổi (thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng theo nhịp, thuốc  giải phóng tại đích).

      + Nghiên cứu dược động học và dược di truyền học của người Việt.

      + Thông tin thuốc ứng dụng.    

      + Nghiên cứu mô hình phát triển bền vững dược liệu, nghiên cứu hoàn thiện mô hình nhà thuốc cộng đồng.     

      +  Nghiên cứu đào tạo ngành dược học trong xu thế hội nhập quốc tế.

  1. Nhiệm vụ KHCN theo định hướng tạo sản phẩm của nhóm

STT

Định hướng nghiên cứu

Sản phẩm

1

Tế bào và tế bào trị liệu.

- Hướng nghiên cứu về tế bào.

- Công nghệ phân lập tế bào gốc từ các nguồn khác nhau: mô mỡ, máu cuống rốn, da, tủy xương ...

- Công nghệ bảo quản, nuôi cấy tế bào gốc và các yếu tố tác động.

- Ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ.

- Ứng dụng tế bào gốc để điều trị theo yêu cầu một số bệnh hiểm nghèo: thoái hóa khớp, lão hóa da, hoại tử cơ tim, ung thư.

- Xây dựng thành công một LAB NC tế bào và tế bào gốc ứng dụng.

- Xây dựng thành công một phòng dịch vụ: tế bào gốc thẩm mỹ và trị liệu theo yêu cầu.   

2

Tăng năng suất sinh tổng hợp bằng phương pháp cải biến di truyền

- Phát triển các phương pháp cải biến di truyền trên các đối tượng xạ khuẩn, nấm, E. Coli nhằm tăng khả năng sinh tổng hợp theo các định hướng sinh phẩm khác nhau (kháng sinh chống ung thư, interferon, insulin, kháng thể đơn dòng...) 

- Phát triển một số chủng có khả năng ứng dụng trong sản xuất công nghiệp sinh tổng hợp.

- Xây dựng Lab/nhóm NC về cải biến di truyền.

3

Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên nước biển để phát triển thuốc và hóa mỹ phẩm

Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm

4

Nghiên cứu phương pháp tăng sinh khả dụng cho curcumin

Điều chế phytosome, PEGylated curcumin

5

Nghiên cứu đặc tính dược di truyền học của người Việt với tác dụng và độc tính của một số thuốc tim mạch

Thông tin, dữ liệu ứng dụng trong điều trị

6

Phát triển mô hình nghiên cứu phát triển thuốc in silico

Có mô hình phát triển thuốc

7

Phát triển các dược liệu và bài thuốc dân gian thành sản phẩm Dược hiện đại

Các dạng thuốc bào chế hiện đại khác nhau dùng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, các bệnh về gan, chuyển hóa ...

8

- Nghiên cứu tính đa hình của nhóm gen chuyển hóa alcohol của người Việt và ảnh hưởng tới tác dụng của các thuốc chuyển hóa bởi emzyme ADH

Các bài báo Khoa học

9

Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học của thuốc.

Cung cấp dịch vụ thử tương đương sinh học

10

Xây dựng cơ sở dữ liệu về cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc.

Cơ sở dữ liệu

 

  1. Danh mục các đối tác đã có công bố khoa học chung

Trong nước:

- Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

- Bộ Y tế

- Trường ĐH Dược Hà Nội

- Viện Dược liệu

- Học viện quân y

- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nước ngoài:

- Hàn Quốc: Gachon University.

- Pháp: Université de Rennes 1 - Scolarité of Medicine and Pharmacy

- Nhật: Faculty of Pharmaceutical Sciences, Nagasaki International University.

Faculty of Pharmaceutical Science, Fukuoka University, Fukuoka 871-6631,  Japan

Tây Ban Nha:

Universitat de València, E-46100 Burjassot

Pablo de Olavide University, Spain

University Seville, Seville, Spain